Hôm nay, người dân Hà Nội ra đường nếu không cần thiết bị phạt bao nhiêu?

Trong cuộc họp chiều qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết từ hôm nay (04/4/2020) sẽ xử phạt những người đi ra ngoài trong trường hợp không thật sự cần thiết để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Chủ tịch cũng cho biết, “đã có căn cứ chế tài xử phạt”. Vậy căn cứ đó là gì?

Thông tin Hà Nội sẽ xử phạt những người dân đi ra ngoài đường, nếu không thuộc trường hợp thật sự cần thiết theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng và mới đây nhất là Công văn 2601/VPCP-KGVX đang khiến người dân thủ đô đặc biệt quan tâm. Rất nhiều người băn khoăn về mức phạt cụ thể đối với người vi phạm.

người dân Hà Nội đi ra đường bị phạt bao nhiêu

Hôm nay, người dân Hà Nội đi ra đường bị phạt bao nhiêu? (Ảnh minh họa)


Bày tỏ về vấn đề này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Văn phòng luật sư Kết nối – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, trong trường hợp người dân vi phạm quy định mà đi ra ngoài đường trong những ngày này có thể bị xử phạt theo điểm a khoản 1 Điều 11 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP:

“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”.

Ở một mức độ khác, nếu việc đi ra ngoài đường dẫn đến tụ tập đông người thì có thể áp dụng chế tài xử phạt tại điểm c khoản 4 Điều 11 cũng của Nghị định nêu trên.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)…

b)…

c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Theo như phát biểu của chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp, việc xử phạt sẽ được áp dụng ngay từ hôm nay (04/4/2020) và có thể sẽ kéo dài đến hết ngày 15/4/2020 - khi chủ trương “cách ly toàn xã hội” của Thủ tướng kết thúc. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có thông tin về trường hợp nào bị xử phạt cũng như mức phạt trong thực tế.

Việc xử phạt người dân Hà Nội đi ra ngoài đường (trừ trường hợp thật sự cần thiết) là động thái mạnh mẽ của chính quyền thủ đô, nhằm nâng cao ý thức của người dân trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 vẫn đang hết sức phức tạp.


Những trường hợp thật sự cần thiết nào được ra ngoài đường?

Theo Chỉ thị 16/CT-TTg và hướng dẫn của Công văn 2601/VPCP-KGVX, các trường hợp thật sự cần thiết được ra ngoài đường gồm:

- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

- Các trường hợp khẩn cấp như đi cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn;

- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao;

- Làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm..), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ…

>> Theo dõi thông tin về Covid-19 về chuyên trang của LuatVietnam.

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ai có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang?

Ai có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang?

Ai có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang?

Dịch Covid-19 ở Việt Nam đang trong giai đoạn khốc liệt nhất từ đầu dịch đến giờ. Bộ Y tế đã liên tục tuyên truyền về việc người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường để tránh dịch bệnh lây lan. Vậy, nếu người dân không chấp hành nghiêm chỉnh thì cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt?